Skip to content

Supersportsvietnam

Một trang web mới sử dụng WordPress

  • Trang chủ
  • Tóc
  • Ví da
  • Chất Liệu vải
  • Phối đồ
  • Đầm
  • Ví da
  • Đầm
  • Thời Trang Nữ
  • Chất Liệu vải
  • Toggle search form

Vải cotton là gì? Phân biệt các loại vải cotton thông dụng | Supersportsvietnam

Posted on 20/04/2022 By Supersportsvietnam Không có bình luận ở Vải cotton là gì? Phân biệt các loại vải cotton thông dụng | Supersportsvietnam

Vải cotton là một trong những loại vải phổ biến nhất hiện nay được ứng dụng trong nhiều ngành nghề may mặc, thời trang. Đây là loại vải được phần đông khách hàng ưa chuộng, ví như “loại vải của cuộc sống” nhờ nhiều đặc điểm nổi trội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vải cotton là gì, ưu nhược điểm và những cập nhật mới nhất về các loại vải cotton thông dụng.

Mục lục

  • 1 1. Vải cotton là gì? Có nguồn gốc như thế nào?
  • 2 2. Chất vải cotton có bao nhiêu loại?
    • 2.1 2.1. Loại vải cotton 100% – vải cotton Borip
    • 2.2 2.2. Loại vải cotton 65/35 (CVC)
    • 2.3 2.3. Loại vải cotton 35/65 (Tixi)
    • 2.4 2.4. Vải cotton USA
    • 2.5 2.5. Vải cotton Poly
    • 2.6 2.6. Vải cotton Satin
    • 2.7 2.7. Vải cotton pha Spandex
    • 2.8 2.8. Vải cotton lạnh là gì?
    • 2.9 2.9. Vải cotton nhung
    • 2.10 2.10. Vải cotton Ai Cập
    • 2.11 2.11. Vải cotton lụa
  • 3 3. Các loại vải cotton có đặc điểm gì?
    • 3.1 3.1. Tính chất vật lý của vải cotton
    • 3.2 3.2. Tính chất hóa học của vải cotton
  • 4 4. Vải cotton có tốt không, có nên mua không?
    • 4.1 4.1. Ưu điểm của chất liệu cotton
    • 4.2 4.2. Nhược điểm của chất liệu cotton
  • 5 5. Vải cotton có những ứng dụng gì
    • 5.1 5.1. Vải cotton được dùng trong các mặt hàng thời trang
    • 5.2 5.2. Vải cotton được dùng để sản xuất chăn gối
  • 6 6. Hướng dẫn cách nhận biết các loại vải cotton
    • 6.1 6.1. Nhận biết vải cotton bằng mắt thường
    • 6.2 6.2. Phân biệt vải cotton bằng phương pháp nhiệt học
    • 6.3 6.3. Nhận biết vải cotton qua độ thấm nước
  • 7 7. Hướng dẫn vệ sinh bảo quản chất liệu cotton
    • 7.1 7.1. Hạn chế ngâm trong xà phòng
    • 7.2 7.2. Cần phân loại vải trước khi giặt
    • 7.3 7.3. Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh
    • 7.4 7.4. Nên phơi quần áo chất liệu cotton ở nơi thông thoáng, tránh nắng gắt
  • 8 8. Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton
    • 8.1 8.1. Tiến hành thu hoạch xơ bông và phân loại
    • 8.2 8.2. Tinh chế xơ bông
    • 8.3 8.3. Hòa tan và kéo sợi
    • 8.4 8.4. Dệt vải cotton
    • 8.5 8.5. Nhuộm màu vải cotton
  • 9 9. Một số câu hỏi thường gặp

1. Vải cotton là gì? Có nguồn gốc như thế nào?

Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách trồng cây bông để thu hoạch quả, đem về lấy sợi để dệt thành vải và may quần áo. Đến ngày nay, khi ngành dệt may phát triển, những sợi bông tự nhiên đã được xử lý thêm bằng các loại hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm khả năng mục, mốc của vải.

Vải được dệt từ cotton có rất nhiều ưu điểm như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thông thoáng khi mặc, chống mài mòn, dễ lên màu. Chính vì vậy, loại vải này thường được sử dụng trong ngành may mặc quần áo, chăn, ga, gối… cho đến khẩu trang.

Vải cotton có nguồn gốc là từ sợi bông tự nhiên

Nguồn gốc của vải cotton là từ sợi bông tự nhiên

2. Chất vải cotton có bao nhiêu loại?

2.1. Loại vải cotton 100% – vải cotton Borip

Vải cotton Borip là loại vải được làm từ 100% cotton nguyên chất được xử lý bằng hóa chất để đạt tiêu chuẩn chống mục, chống mốc. Ưu điểm lớn nhất của vải cotton 100% chính là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, nó có độ co giãn rất kém, dễ nhăn. Mặt khác, giá của vải sử dụng 100% sợi cotton khá cao khoảng từ 150.000 – 250.000đ/ kg.

Minh họa hình ảnh vải cotton Borip

Minh họa vải cotton Borip

2.2. Loại vải cotton 65/35 (CVC)

Để khắc phục nhược điểm dễ nhăn, co giãn kém người ta đã pha thêm sợi Polyester. Loại vải 65/35 có nghĩa vải được pha theo tỷ lệ 65% cotton và 35% Polyester. Như vậy, vải cotton 65/35 vừa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt lại vừa bền lâu, độ co giãn cao.

2.3. Loại vải cotton 35/65 (Tixi)

Vải cotton kí hiệu 35/65 bao gồm sợi cotton và Polyester với tỷ lệ lần lượt là 35% và 65%. Đây là chất vải bền nhất trong cả 3 loại. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng vải cotton 35/65 để may áo thun, áo đồng phục.

READ  Vải nhung - Đặc điểm và những ứng dụng từ vải Nhung | Supersportsvietnam

So sánh 3 loại vải cotton phổ biến

So sánh 3 loại vải cotton hiện nay

2.4. Vải cotton USA

Với cấu trúc sợi dài và dai, vải cotton USA có độ thấm hút cực cao, chịu nhiệt và chịu tần suất giặt cao mà vẫn bền, giữ màu đẹp. Nhờ sở hữu các ưu điểm của cotton truyền thống lại khắc phục hầu hết các nhược điểm như dễ nhăn, độ co giãn thấp, vải cotton USA thường được dùng để sản xuất đồ lót. Thậm chí, chất liệu này được ưu tiên sản xuất đồ lót cho trẻ em không gây kích ứng.

Hình ảnh vải cotton USA

Cận cảnh vải cotton USA

2.5. Vải cotton Poly

Cotton Poly là loại vải được tạo ra từ quá trình tổng hợp cotton nguyên chất pha với sợi tổng hợp khác. Tỷ lệ pha giữa cotton và Polyester sẽ khác nhau giữa các nhà sản xuất. Tuy nhiên, loại sợi tổng hợp này có tỷ lệ cotton càng lớn so với Polyester thì vải càng mềm và thông thoáng. Ưu điểm của cotton Poly có thể kể đến như trọng lượng vải nhẹ, độ bền cao hơn, khả năng co giãn cực cao trong khi giá thành lại rẻ hơn so với vải cotton truyền thống.

Cotton Poly tổng hợp 2 chất liệu Cotton và Polyester

Vải cotton Poly là vải tổng hợp 2 chất liệu Cotton và Polyester

2.6. Vải cotton Satin

Đây thực chất là loại vải sợi bông truyền thống nhưng đã được dệt và định hình lại theo kiểu Satin. Về quy trình sản xuất, để tạo ra được vải cotton Satin người ta sẽ pha cotton với Satin đảm bảo vải vừa có độ bóng của Satin vừa có sự mềm mại, thông thoáng của cotton.

Vải cotton Satin không bị nhăn, nhàu mỗi khi giặt hoặc vò tay, khả năng thấm hút cực tốt và thân thiện với làn da của người dùng. Nhờ sợi vải có kích thước cực nhỏ và mật độ dày nên vải cotton Satin rất bền, kể cả khi giặt thường xuyên. Nhờ những ưu điểm trên, người ta thường sử dụng loại vải này để sản xuất vỏ gối, chăn đệm.

Vải cotton Satin mềm mại, thoáng mát

Vải cotton Satin mềm mại, thoáng mát có độ bóng tự nhiên

2.7. Vải cotton pha Spandex

Ngoài Polyester, Spandex cũng là chất liệu được sử dụng pha với cotton nhiều nhất. Vải cotton pha Spandex có khả năng co giãn tốt, đa dạng màu sắc để lựa chọn. Ưu điểm khác của loại vải này là khả năng thấm hút tốt, độ bền màu cao, chất liệu mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn bảo vệ da. Đặc biệt, khi đốt vải cotton pha Spandex, bạn sẽ ngửi thấy mùi tương tự mùi giấy cháy.

2.8. Vải cotton lạnh là gì?

Vải cotton lạnh là chất vải có thành phần tổng hợp từ polyester hoặc nilon để tăng sự co giãn, đàn hồi. Một số loại khác sẽ pha thêm spandex với tỷ lệ từ 2% đến 5%. Vải cotton lạnh được sử dụng rất nhiều trong đồ mặc tại nhà vì có nhiều ưu điểm nổi trội.

Vải cotton lạnh được nhiều người ưa thích

Vải cotton lạnh được nhiều người ưa chuộng

2.9. Vải cotton nhung

Vải cotton nhung là sự kết hợp thú vị giữa hai chất liệu tưởng chừng như rất khác biệt. Ưu điểm của loại vải này là bền mặt cực kì mềm mịn nhưng lại thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và độ bền màu cao. Bạn hoàn toàn có thể mặc quần áo làm bằng chất liệu này vào mùa hè. Bởi khác với những gì chúng ta cảm nhận về nhung, vải cotton nhung thấm hút mồ hôi rất tốt, thông thoáng giúp điều chỉnh thân nhiệt và làm mát cực nhanh.

Vải cotton nhung có giá thành cao hiện nay

Vải cotton nhung có giá thành cao

2.10. Vải cotton Ai Cập

Đây là loại vải có xuất xứ từ Ai Cập. Được mệnh danh là “vua” của các loại cotton, vải cotton Ai Cấp mềm mại và bền bỉ tuyệt đối so với cotton thông thường. Điểm tạo nên sự tinh tế và đáng giá cho loại vải cao cấp này chính là độ bóng tự nhiên. Chất liệu này óng ả, mềm mượt và có thể sử dụng trong mọi loại thời tiết. Ngoài ra, vải cotton Ai Cập không hề bị phai màu và co khi giặt.

READ  Spandex là gì và ứng dụng CO GIÃN CỰC TỐT sợi vải này | Supersportsvietnam

Vải cotton Ai Cập

Vải cotton Ai Cập được mệnh danh là vua của các loại cotton

2.11. Vải cotton lụa

Vải cotton lụa được tạo nên qua quá trình tổng hợp chất liệu cotton tự nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng. Tùy vào từng nhà sản xuất và phân khúc khách hàng mà tỷ lệ giữa hai chất liệu này khác nhau. Tuy nhiên, do tơ tằm thượng hạng rất hiếm và đắt đỏ nên thông thường trong vải cotton Borip, cotton sẽ chiếm tỷ lệ 90% còn lụa là 10%. Loại vải này được coi là “bản dupe” giá rẻ của vải tơ tằm thượng hạng thuần túy.

3. Các loại vải cotton có đặc điểm gì?

3.1. Tính chất vật lý của vải cotton

Tính chất vật lý của vải sợi cotton là chất vải mềm mịn nhưng dễ bị nhăn khi vò, giặt hoặc vắt quần áo.

3.2. Tính chất hóa học của vải cotton

Khi đốt vải cotton, bạn sẽ thấy sợi vải cháy nhanh, có mùi gỗ, than màu hồng, tro vụn mịn và bay hết khi dùng tay vò.

4. Vải cotton có tốt không, có nên mua không?

Không chỉ riêng vải cotton mà loại vải nào cũng sẽ có cả ưu điểm và nhược điểm

4.1. Ưu điểm của chất liệu cotton

  • Thấm hút mồ hôi, thoáng mát: Vải cotton có thể thấm hút mồ hôi cực tốt tạo cảm giác thông thoáng giúp bạn loại bỏ mùi hôi, giảm thân nhiệt đặc biệt là trong những ngày mùa hè nóng bức. Vậy nên, vải cotton thường được sử dụng làm đồ lót nam nữ.

  • Độ bền cao: Vải bông được đánh giá là khá bền, dẻo dai và có thể chịu được tần suất giặt giũ thường xuyên. Ngoài ra, vải rất nhanh khô sau khi giặt và có thể sử dụng trong máy giặt và dùng chung với các chất tẩy rửa. Chính vì vậy, sử dụng vải cotton là cách để tăng tuổi thọ bộ trang phục.

  • Lên màu chuẩn: Khi nhuộm vải, màu của vải cotton lên đúng màu thuốc nhuộm. Ngoài ra, loại vải này có khả năng cầm màu khá tốt, không bị phai theo thời gian.

  • Khả năng co giãn: Vải được làm từ sợi cotton 100% có khả năng co giãn kém, ngược lại các loại vải pha cotton với Polyester lại có mức độ co giãn tốt.

  • An toàn với làn da và sức khỏe: Bởi sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, vải cotton không gây ra tình trạng kích ứng trên da cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng trên da hoặc hen suyễn.

So sánh thông số các đặc điểm của vải cotton

Bảng so sánh các đặc điểm của vải cotton

4.2. Nhược điểm của chất liệu cotton

Vải cotton rất dễ bị nhăn sau khi giặt, điều này khiến bạn phải là ủi đồ thường xuyên. Vải cotton có giá thành cao, dao động trong khoảng từ 100.000 – 250.000đ/ kg.

5. Vải cotton có những ứng dụng gì

5.1. Vải cotton được dùng trong các mặt hàng thời trang

Vải cotton được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang. Nhờ các ưu điểm nổi bật mà nhiều thương hiệu nổi tiếng hiện nay đều sử dụng vải cotton để sản xuất quần áo.

Vải cotton trong ngành thời trang

Vải cotton được ưa chuộng trong ngành thời trang

5.2. Vải cotton được dùng để sản xuất chăn gối

Vải cotton cũng được dùng để sản xuất chăn ga, vỏ gối. Sự mềm mại, thoáng mát của bộ chăn ga gối bằng vải cotton sẽ mang đến cho người dùng giấc ngủ sâu, thoải mái.

Lựa chọn cotton cho sản xuất chăn gối

Lựa chọn cotton cho sản xuất chăn gối được áp dụng nhiều

6. Hướng dẫn cách nhận biết các loại vải cotton

6.1. Nhận biết vải cotton bằng mắt thường

Vải thun 100% cotton sẽ có những nếp gấp trên bề mặt vải. Khi vò cũng rất dễ nhăn theo nếp nên đây chính là cách giúp bạn nhận biết vải 100% cotton. Nếu muốn xác định kỹ hơn hãy dùng tay sờ vào mẫu vải, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn nhưng không có độ rũ và không có cảm giác mát lạnh như các loại vải pha khác.

Với các loại vải pha cotton, khi bạn dùng tay vò nhẹ sẽ không làm nhàu vải. Vải pha cotton cũng sẽ có độ bóng đẹp, thớ vải đều, tạo cảm giác có độ bền cao.

READ  Vải phi lụa là gì? Mặc vải phi lụa sẽ nóng hay mát? | Supersportsvietnam

6.2. Phân biệt vải cotton bằng phương pháp nhiệt học

Với phương pháp nhiệt học, bạn hãy đốt một mẩu vải để so sánh. Với vải 100% cotton, khi đốt bạn sẽ thấy vải cháy nhanh, ngửi thấy mùi gỗ, than có màu hồng và tro vụn, mịn sẽ bay hết khi dùng tay vò.

Với các loại vải pha cotton sẽ có chứa thành phần là sợi Poly (PE) nên khi đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi nhựa. Nếu mùi khét của nhựa càng nồng thì vải pha Poly càng nhiều. Khi cháy hết thì vải cotton pha sẽ có tro dạng vón cục.

Cách nhận biết vải cotton bằng nhiệt độ

Cách nhận biết vải cotton bằng nhiệt

6.3. Nhận biết vải cotton qua độ thấm nước

  • Vải 100% cotton: Khi nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt vải, nếu vải thấm hút nhanh và đều toàn bộ bề mặt thì đó chính là vải cotton 100%

  • Vải cotton pha: Ngược lại, vải thấm nước chậm, nước đọng lại trên bề mặt vải hoặc thấm không đều bề mặt thì đó là vải pha thêm Polyester.

7. Hướng dẫn vệ sinh bảo quản chất liệu cotton

7.1. Hạn chế ngâm trong xà phòng

Mặc dù vải cotton có độ bền cao, sử dụng được với các chất tẩy rửa nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa lên vải. Cũng như vậy, việc ngâm vải quá lâu và thường xuyên trong xà phòng sẽ làm màu vải bị phai dần. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngâm vài phút hoặc tiến hành giặt luôn để giúp bảo quản vải cotton bền lâu.

7.2. Cần phân loại vải trước khi giặt

Không chỉ riêng với vải cotton, khi giặt đồ bạn nên phân loại vải trước khi giặt. Cụ thể, bạn nên giặt các món đồ có cùng màu, cùng chất liệu với nhau. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng quần áo bị phai màu vào nhau.

Phân loại quần áo theo màu sắc, chất liệu

Phân loại quần áo theo màu sắc, chất liệu trước khi giặt

7.3. Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh

Để bảo quản quần áo không bị hỏng, bạn nên lựa chọn những loại bột giặt có độ PH trung tính từ 5.5 – 6.5. Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm giảm độ bền của vải cotton, khiến vải dễ bị mục, phai và loang lổ.

Đặc biệt, với những loại đồ lót được làm từ chất liệu cotton, bạn không nên ngâm trong chất tẩy rửa mạnh quá 30 phút. Điều này không chỉ làm hỏng đồ lót mà còn ảnh hưởng tới da và sức khỏe vùng kín.

7.4. Nên phơi quần áo chất liệu cotton ở nơi thông thoáng, tránh nắng gắt

Bạn nên ưu tiên phơi đồ tại những nơi thoáng mát để đảm bảo vải cotton đạt được độ bền tối đa nhưng tránh phơi trực tiếp dưới nắng gắt.

Nên phơi quần áo chất liệu cotton như thế nào

Nên phơi quần áo chất liệu cotton ở đâu?

8. Quy trình sản xuất chất liệu vải cotton

Vải cotton đã xuất hiện từ rất lâu đời, có nguồn gốc từ những sợi bông thiên nhiên với quy trình thu hoạch và sản xuất được thực hiện như sau:

8.1. Tiến hành thu hoạch xơ bông và phân loại

Thông thường, thời gian thu hoạch bông sẽ rơi vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm, và được chia thành 3 đợt cụ thể như sau:

  • Đợt 1: Thu hoạch quả bông đã nở ở phần dưới của cây
  • Đợt 2: Sau khoảng 10 – 15 ngày, tiếp tục thu hoạch những quả bông ở thân cây đã nở
  • Đợt 3: Lúc này tiến hành thu hoạch những quả bông còn lại, có nghĩa là phần ngọn cây.

Trong ba đợt thu hoạch này, người thợ đều phải làm công việc phân loại và chọn ra những sợi bông tốt nhất.

8.2. Tinh chế xơ bông

Sau khi loại bỏ tạp chất và đợi bông khô, nhà máy sản xuất tiếp tục tiến hành tinh chế xơ bông bằng cách xé nhẹ nhàng bông, sao cho vẫn đảm bảo được chất lượng của chúng. Sau bước này, bông được đưa vào lò hơi để tiếp tục lọc bỏ những tạp chất và cho ra màu tự nhiên nhất.

vải cotton

Quy trình sản xuất vải cotton

8.3. Hòa tan và kéo sợi

Ở bước này sợi bông đã có dạng lỏng, nhà máy sẽ tiếp tục hòa trộn bông với các dung dịch đặc biệt rồi tiến hành kéo sợi.

8.4. Dệt vải cotton

Sau khi đã được kéo thành sợi bởi phương pháp kéo căng, người thợ tiếp tục công đoạn dệt vải thành các tẩm vải cotton. Sau đó, vải được làm bóng trương nở nhằm tăng khả năng thấm hút và bắt màu tốt hơn.

8.5. Nhuộm màu vải cotton

Nhuộm màu là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình sản xuất vải cotton.

9. Một số câu hỏi thường gặp

  • Vải cotton 100% là gì?

Là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên và nhuộm màu.

  • Quy trình sản xuất vải cotton được thực hiện thế nào?

Vải cotton được trải qua 5 bước chính bao gồm: Thu hoạch – Tinh chế – Hòa tan và kéo sợi – Dệt vải – Nhuộm vải.

  • Các loại vải cotton phổ biến?

Vải Cotton 100%, vải cotton lạnh, Borip, Cotton USA, vải Polyester…

  • Làm thế nào để nhận biết vải 100% cotton?

Sử dụng các phương pháp bằng giác quan, nhiệt học và độ thấm nước.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về vải cotton – loại vải thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể nhận biết các loại vải cotton, từ đó chọn ra những bộ trang phục phù hợp với bản thân mình.

Chất Liệu vải

Điều hướng bài viết

Previous Post: Quần jeans rách nên phối với áo gì thì chuẩn? | Supersportsvietnam
Next Post: 9 Cách phối đồ với đầm body cực quyến rũ cho nàng thêm cuốn hút – Cardina | Supersportsvietnam

Related Posts

Vải kate là vải gì? vải kate thái là vải gì có tốt không ? | Supersportsvietnam Chất Liệu vải
CHẤT VẢI SỢI SỒI ĐƯỢC ARISTINO ƯU ÁI ỨNG DỤNG | Supersportsvietnam Chất Liệu vải
Tổng hợp đồ bộ trung niên vải đũi cực sang, mát, mịn tại Cardina | Supersportsvietnam Chất Liệu vải
Vải lưới là gì? Vì sao chúng được ưa chuộng hiện nay? | Supersportsvietnam Chất Liệu vải
Short vải Hàn Quốc cực xinh cho bạn gái | Supersportsvietnam Chất Liệu vải
Vải Tencel là gì? Tìm hiểu từ A – Z về chất liệu vải Tencel | Supersportsvietnam Chất Liệu vải

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

[block id=”siderbar”]

Phản hồi gần đây

    Copyright © 2022 Supersportsvietnam.

    Powered by PressBook Masonry Blogs